Độ lưu hương của nước hoa là khía cạnh quan trọng để các “tín đồ” hương thơm đưa ra lựa chọn phù hợp. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến độ lưu hương nước hoa? Các mức độ lưu hương được phân chia như thế nào? Có cách nào để giúp nước hoa lưu hương lâu hơn? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Kodo để được tìm hiểu từ A – Z về vấn đề này nhé!
>>>> XEM NGAY: Kodo bán sỉ nước hoa cao cấp hương thơm ngàn tầng
1. Độ lưu hương của nước hoa là gì ?
Độ lưu hương của nước hoa là thời gian mà mùi hương vẫn còn giữ trên cơ thể sau khi xịt. Độ lưu hương có thể kéo dài từ vài giờ đến cả ngày tùy thuộc vào các yếu tố như nồng độ tinh dầu, thành phần mùi hương, cơ địa người sử dụng và môi trường xung quanh.
Một loại nước hoa có độ lưu hương lâu dài sẽ giúp người dùng tự tin và tạo được dấu ấn lâu dài trong các cuộc gặp gỡ hoặc sự kiện quan trọng. Ngược lại, những loại nước hoa có độ lưu hương ngắn hơn lại thích hợp cho các hoạt động hàng ngày, giúp tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng, tươi mới. Thời gian lưu hương cũng có thể phản ánh chất lượng sản phẩm, với những nước hoa có hương thơm bền lâu thường được coi là có giá trị cao hơn.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Bí quyết xịt nước hoa đúng cách để giữ hương thơm suốt cả ngày
2. Những yếu tố tác động đến độ lưu hương của nước hoa
Độ lưu hương của các loại nước hoa thường khác nhau. Các yếu tố như nồng độ tinh dầu, thành phần, thời tiết và các yếu tố ngoại cảnh, cơ địa người sử dụng,… đều có khả năng ảnh hưởng đến độ lưu hương của nước hoa.
2.1 Nồng độ tinh dầu trong nước hoa
Tỷ lệ tinh dầu trong nước hoa là yếu tố quyết định đến độ lưu hương. Mỗi mức độ nồng độ có thời gian lưu hương khác nhau. Càng có tỷ lệ tinh dầu cao, thời gian lưu hương càng dài. Dưới đây là thông tin chi tiết về các nồng độ tinh dầu trong nước hoa và thời gian lưu hương tương ứng:
- Parfum (Extrait de Parfum): Đây là nồng độ tinh dầu đậm đặc nhất, từ 20% – 40%. Loại nước hoa này có thời gian lưu hương dài nhất, từ 6 – 8 giờ.
- Eau De Parfum (EDP): Nồng độ tinh dầu trong Eau De Parfum dao động từ 15% – 20%. Thời gian lưu hương của EDP thường từ 4 – 5 giờ.
- Eau De Toilette (EDT): Nồng độ tinh dầu trong Eau De Toilette từ 5% – 15%, và mùi hương có thể lưu lại từ 2 – 3 giờ.
- Eau De Cologne (EDC): Với nồng độ tinh dầu chỉ từ 2% – 4%, nước hoa Eau De Cologne chỉ có thể lưu hương trong khoảng 2 – 3 giờ.
- Eau Fraiche: Với nồng độ tinh dầu thấp nhất, dưới 3%, nước hoa Eau Fraiche chỉ có thể lưu hương dưới 2 giờ.
2.2 Thành phần mùi hương
Các thành phần mùi hương cũng có thể gây ảnh hưởng đến độ lưu hương của nước hoa. Một chai nước hoa thường bao gồm ba lớp hương chính: hương đầu, hương giữa và hương nền. Các thành phần của hương đầu như cam, chanh,… thường có khả năng lưu hương kém hơn các thành phần hương nền như xạ hương, nhựa cây hay gỗ. Hương nền có thể giúp kéo dài thời gian lưu hương trên da.
Bên cạnh đó, chất lượng của các thành phần hương liệu cũng có tác động lớn đến độ bền mùi của nước hoa. Các thành phần hương liệu tự nhiên từ hoa, gỗ quý, hoặc trái cây thường có cấu trúc phân tử ổn định hơn, giúp mùi hương giữ lâu hơn. Trong khi đó, các thành phần tổng hợp (như các hợp chất hóa học trong nước hoa giá rẻ) thường có thời gian lưu hương ngắn hơn.
2.3 Thời tiết và môi trường xung quanh
Thời tiết là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ lưu hương của nước hoa. Trong những ngày nắng nóng, cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, làm cho nước hoa có xu hướng lan tỏa mạnh hơn. Tuy nhiên, mồ hôi và các thành phần của nước hoa sẽ hòa trộn với nhau, khiến cho mùi hương khó giữ lâu trên cơ thể.
Ngược lại, trong những ngày mát mẻ, các thành phần trong nước hoa không bị giãn nở quá mức, giúp mùi hương lưu lại lâu hơn. Vì thế, vào những ngày nóng, bạn có thể thử xịt nước hoa lên quần áo, túi xách, hoặc khăn tay thay vì xịt trực tiếp lên cơ thể.
Ngoài ra, môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đáng kể đến độ lưu hương của nước hoa. Ví dụ, nếu bạn làm việc trong môi trường máy lạnh, thoáng mát và ít vận động, mùi nước hoa sẽ giữ lâu hơn so với những người làm việc ngoài trời trong điều kiện nắng nóng, vận động nhiều.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Nước hoa khô là gì? Ưu/nhược điểm và cách sử dụng
2.4 Cơ địa của người sử dụng
Một yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng nhiều đến độ lưu hương của nước hoa là cơ địa người sử dụng. Mỗi người có một cơ địa khác nhau nên độ lưu hương cũng không đồng nhất. Các yếu tố như làn da, mức độ tiết mồ hôi và loại da sẽ quyết định thời gian mùi hương bám lâu trên cơ thể.
Chẳng hạn những người có làn da thường hoặc da dầu sẽ có khả năng lưu hương tốt hơn. Ngược lại, đối với những người có làn da khô, nước hoa sẽ có xu hướng bay hơi nhanh hơn vì không có nhiều chất dầu trên da để giữ mùi.
Không những thế, những người có cơ thể tiết mồ hôi nhiều có thể gặp khó khăn trong việc giữ mùi nước hoa lâu. Mồ hôi làm loãng và hòa trộn với các thành phần trong nước hoa, khiến mùi hương dễ dàng bay đi nhanh chóng.
2.5 Vị trí xịt nước hoa
Vị trí và lượng nước hoa bạn xịt có thể ảnh hưởng đáng kể đến thời gian lưu hương. Các vị trí trên cơ thể có độ ẩm cao và có lưu lượng máu tốt thường giúp mùi nước hoa tỏa ra mạnh mẽ và lâu dài. Vì thế, khi xịt nước hoa, bạn nên tập trung tại những vị trí như gáy, cổ tay, khuỷu tay hay sau gáy.
Khi xịt nước hoa, thay vì chỉ xịt 1-2 lần, bạn nên xịt khoảng 6-8 lần tại các vị trí như trên để đảm bảo mùi hương được lưu giữ lâu và tỏa ra đều. Một quan niệm sai lầm phổ biến là khi xịt nước hoa, nhiều người có thói quen chà xát cổ tay vào nhau. Tuy nhiên, việc này sẽ làm vỡ các phân tử hương trong nước hoa, khiến mùi hương dễ bị biến đổi và nhanh chóng bay đi.
3. Cách kiểm tra độ lưu hương của nước hoa trước khi mua
Để kiểm tra mức độ lưu hương của nước hoa trước khi mua, bạn có thể sử dụng giấy thử mùi hoặc dùng lên cổ tay.
Sử dụng giấy thử mùi
Giấy thử mùi là công cụ phổ biến tại các cửa hàng nước hoa, giúp bạn dễ dàng kiểm tra độ lưu hương của sản phẩm trước khi quyết định mua. Giấy thử có khả năng thấm hút tốt, nhỏ gọn và dễ sử dụng. Sau đây là quy trình kiểm tra cụ thể:
- Xịt 1-2 shot nước hoa lên giấy thử mùi. Lượng nước hoa xịt vừa đủ để giấy thử không bị ướt quá nhiều.
- Để giấy thử khô tự nhiên, không nên chà xát vì việc này có thể làm vỡ cấu trúc tinh thể nước hoa, thay đổi mùi hương.
- Theo dõi sự thay đổi của mùi hương qua từng tầng hương. Bạn sẽ thấy mùi hương thay đổi qua các giai đoạn khác nhau và khi mùi hương biến mất hoàn toàn, bạn ghi lại thời gian lưu hương.
Kiểm tra bằng cách dùng lên cổ tay
Một phương pháp đơn giản và hiệu quả để kiểm tra độ lưu hương của nước hoa là sử dụng cổ tay. Đây là vùng da có thể phản ánh chính xác cách mà nước hoa tương tác với cơ thể bạn. Dưới đây là quy trình để kiểm tra độ lưu hương nước hoa bằng cổ tay:
- Xịt một hoặc hai lần lên cổ tay của bạn. Đây là một trong những khu vực phổ biến để thử nước hoa.
- Để nước hoa khô tự nhiên trên cổ tay và quan sát mùi hương thay đổi qua các giai đoạn.
- Bạn có thể kiểm tra lại mùi hương của cổ tay vào các mốc thời gian khác nhau.
4. Các mức độ lưu hương của nước hoa
Mức độ lưu hương của nước hoa là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người sử dụng. Dưới đây là ba mức phân loại thời gian lưu hương phổ biến:
- Thời gian lưu hương lâu (Từ 7 – 12 giờ): Nước hoa có thời gian lưu hương từ 7 đến 12 giờ thường có nồng độ tinh dầu cao, từ 15% đến 20%, và thường thuộc dòng Eau de Parfum (EDP). Những loại nước hoa này mang lại mùi hương bền lâu, phù hợp cho những ai yêu thích sự tự tin suốt cả ngày.
- Thời gian lưu hương rất lâu (Trên 12 giờ): Những loại nước hoa có thời gian lưu hương trên 12 giờ thường thuộc dòng Parfum (Perfume) hoặc Extrait de Parfum, có nồng độ tinh dầu cao (trên 20%). Đây là lựa chọn cao cấp với khả năng giữ mùi suốt cả ngày, thậm chí qua cả đêm.
- Thời gian lưu hương tạm ổn (Từ 3 – 6 giờ): Nước hoa có thời gian lưu hương từ 3 đến 6 giờ thường có nồng độ tinh dầu từ 5% đến 15%, thuộc dòng Eau de Toilette (EDT). Mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, phù hợp cho những người không thích hương thơm quá nồng.
5. Những mẹo giúp nước hoa lưu hương lâu trên cơ thể?
Để kéo dài độ lưu hương của nước hoa, bạn cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau đây:
- Xịt vào những vùng cơ thể có nhiệt độ cao như cổ tay, sau tai, và gáy giúp nước hoa bám lâu hơn. Khi xịt, bạn cần giữ khoảng cách 15-20 cm để tạo lớp sương mịn, giúp mùi hương phát tán đều.
- Thoa một lớp kem dưỡng thể trước khi xịt nước hoa giúp tạo lớp nền dưỡng ẩm. Điều này sẽ giúp nước hoa bám lâu hơn, đặc biệt là với làn da khô.
- Không lạm dụng quá nhiều nước hoa bởi có thể gây hiện tượng mùi hương không đồng đều. Sử dụng một lượng vừa đủ và xịt đều đặn giúp duy trì mùi lâu hơn.
- Bảo quản nước hoa đúng cách và tránh ánh nắng mặt trời. Nên để nước hoa ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để trong phòng tắm nơi có độ ẩm cao.
- Nước hoa nên được bảo quản trong chai có bao bì kín, tránh tiếp xúc với không khí để ngăn chặn hiện tượng oxy hóa, giúp lưu hương bền lâu.
Như vậy, bài viết trên của Kodo cũng đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về khái niệm, yếu tố ảnh hưởng đến độ lưu hương của nước hoa và cách kéo dài hương thơm bền lâu. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chọn được hương nước hoa phù hợp với bản thân mình.
>>>> BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:
- Bí mật của 3 tầng hương nước hoa và công dụng của chúng
- Nước hoa có hạn sử dụng không? Dấu hiệu và phương pháp kiểm tra